Mục lục
Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của bệnh tê tay chân là những thông tin cần thiết người bệnh phải nắm rõ. Vì đó là yếu tố quan trọng giúp bạn phát hiện và điều trị bệnh kịp thời cũng như có giải pháp để phòng tránh bệnh.
Bệnh tê tay chân là gì?
Tê tay chân là bệnh lý xương khớp phổ biến bệnh xảy ra khi các rễ thần kinh bị chèn ép. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Khi mắc bệnh tê tay chân người bệnh sẽ có cảm giác vùng da ở chân và tay bị tê như kiến bò hay kim châm vào da.
Điểm mặt những nguyên nhân gây tê tay chân
Tê tay chân là tình trạng rất nhiều người đã từng trải qua có thể do chế độ sinh hoạt làm việc không khoa học nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Nguyên nhân gây bệnh tê tay chân do cơ học
- Chế độ làm việc: Bê vác vật nặng, ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế, lười vận động hoặc ngồi máy lạnh thường xuyên sẽ gây tổn thương dây thần kinh dẫn đến tê tay chân.

- Sinh hoạt sai tư thế: Nằm gối quá cao, liên tục dùng giày cao gót,… sẽ khiến tay chân tê bì.
- Do chấn thương: Tai nạn, va chạm, ngã gây tổn thương dây thần kinh ngoại biên cũng gây tê bì chân tay.
- Stress, mệt mỏi: Mệt mỏi, căng thẳng, kích thích các tế bào thần kinh gây tê tay chân.
Nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý
- Thoái hóa cột sống: Khiến sụn khớp, đốt sống bị bào mòn, cọ xát với rễ thần kinh gây đau nhức và tê bì vùng cổ lan xuống 2 tay, đau từ thắt lưng xuống 2 chân.
- Thoát vị đĩa đệm: Khi nhân nhầy tràn ra ngoài sẽ chèn ép dây thần kinh cột sống dẫn đến tê bì cánh tay cùng 2 chân gây hạn chế vận động cơ thể.
- Thoái hóa khớp: Khớp bị bào mòn, tổn thương do nhiều yếu tố tiêu cực sẽ gây hạn chế vận động tay, chân và dẫn đến tê bì cánh tay, bàn chân.

- Viêm khớp dạng thấp: Do tình trạng khớp tay, khớp chân bị viêm nhiễm, tổn thương sẽ gây tê bì tay chân
- Hẹp ống sống: Đây là bệnh bẩm sinh, do cột sống bị biến dạng, thu nhỏ lại khiến các rễ thần kinh chạy qua bị chèn ép và gây tê tay chân kéo dài.
- Xơ vữa động mạch: Các khối vật chất bất thường bám lên thành mạch máu gây xơ cứng và hẹp lòng mạch, từ đó chèn ép dây thần kinh chạy qua, dẫn đến tê bì tay chân.
Triệu chứng cảnh báo có thể bạn đã mắc bệnh tê tay chân
- Tê đầu ngón tay, ngón chân: Có cảm giác đầu ngón tay, đầu ngón chân tê nhức, râm ran như kiến bò, khó chịu, ngứa ở khe ngón tay, ngón chân.
- Chuột rút ở tay, chân: Xuất hiện tình trạng co thắt cơ tay, chân đột ngột gây đau nhức âm ỉ ở bắp tay, bắp chân.

- Tê buốt lan dọc cánh tay, cẳng chân: Xuất hiện triệu chứng tê tay chân kèm theo tê buốt, khó cử động bàn tay, bàn chân, có thể lan đến hết cánh tay, cổ chân, cẳng chân, vận động khó khăn
- Tay, chân mất cảm giác: Tê tay chân kéo dài sẽ khiến tay, chân bị mất cảm giác thường gặp nhất về đêm.
Tác hại khôn lường và biến chứng nguy hiểm của bệnh tê tay chân
- Ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, công việc của người bệnh.
- Teo cơ chân tay: Khối cơ ở tay hoặc chân trở nên teo nhỏ, giảm kích thước và khối lượng
- Hội chứng đuôi ngựa: Rối loạn cảm giác ở chân, đại tiểu tiện không kiểm soát, liệt dương, chức năng sinh lý suy giảm
- Khó vận động: Đứng ngồi khó khăn, đi lại đau nhức nhiều, chân tay bị mất lực, khó cầm nắm đồ vật…
- Ung thư xương: Khó phát hiện sớm nếu không tầm soát, triệu chứng dễ nhầm lẫn nhưng sức tàn phá khủng khiếp có thể dẫn đến tử vong.

- Tổn thương cột sống: Chèn ép dây thần kinh tủy cổ, thần kinh toạ gây đau và tê nhức chân tay dai dẳng, khó khăn trong sinh hoạt, nguy cơ liệt cao.
- Liệt cơ tàn phế: Cơ gân mất khả năng đàn hồi, hẹp ống sống, vận động kém, để lâu có thể liệt và dẫn tới tàn phế.
Các phương pháp điều trị tê tay chân phổ biến
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh tê tay chân khác nhau. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm nhất định mà người bệnh cần phải tìm hiểu rõ trước khi lựa chọn điều trị.
Thuốc tây y điều trị tê tay chân
Với sự phát triển của y học hiện đại, không thể phủ nhận được hiệu quả của các loại thuốc tây y trong điều trị bệnh, trong đó có bệnh tê tay chân. Hiện nay, nhiều người thường hướng đến cách điều trị này bởi hiệu quả mang lại nhanh chóng, đẩy lùi các triệu chứng chỉ sau vài giờ sử dụng thuốc.
Thông thường, bệnh sẽ được điều trị bằng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ,…Mặc dù mang đến hiệu quả nhanh chóng, song thuốc tây y chỉ có hiệu quả cải thiện triệu chứng trong một thời gian nhất định, khi ngưng sử dụng, bệnh rất dễ tái phát. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gây nhờn thuốc, gây ảnh hưởng đến gan, thận, hệ tiêu hóa,…

Điều trị bệnh tê tay chân bằng thuốc nam
Thuốc nam chữa tê tay chân là những mẹo dân gian được đúc kết từ những kinh nghiệm cuộc sống của ông bà xưa, đến nay vẫn được nhiều người tin dùng bởi sử dụng những nguyên liệu gần gũi, tiết kiệm chi phí. Các nguyên liệu thường được sử dụng là thuốc nam chữa tê tay chân như: Ngải cứu, lá lốt, củ gừng,….
Thuốc nam là phương pháp điều trị bệnh khá lành tính, tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng với trường hợp bệnh nhẹ, mới phát bệnh, góp phần hỗ trợ điều trị bệnh chứ không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Ngoài ra, đây chỉ là phương pháp truyền miệng trong dân gian chưa được y học kiểm chứng về mức độ an toàn và hiệu quả nên không được khuyến khích sử dụng.
Phương pháp Đông y điều trị tê tay chân
Chữa tê tay chân bằng Đông y là phương pháp y học cổ truyền lâu đời, sử dụng thảo dược hoàn toàn từ thiên nhiên, có nguồn gốc rõ ràng, an toàn cao, tác động trực tiếp vào nguyên căn gây bệnh, loại bệnh tận gốc và hạn chế bệnh tái phát. Bên cạnh đó, còn kết hợp với châm cứu, bấm huyệt,…giúp mang đến hiệu quả toàn diện từ trong ra ngoài.
Một số vị thuốc Đông y thường được sử dụng như: Mộc qua, Mạch môn, Trích thảo, Táo nhân, Kê huyết đằng,…

Tuy nhiên, thuốc Đông y cần thời gian thẩm thấu vào sâu cơ thể, vì vậy, người bệnh phải kiên trì sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất.
Cách phòng ngừa bệnh tê tay chân xảy ra
Bên cạnh tìm hiểu bệnh tê tay chân là gì thì mỗi người nên chủ động tìm cách phòng ngừa bệnh tê tay chân để tránh những ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Từ những nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể chủ động phòng ngừa bệnh tê tay chân bằng các cách sau:
- Hạn chế ngồi quá lâu ở một vị trí, một tư thế, nên thường xuyên di chuyển, đi lại để quá trình lưu thông máu diễn ra dễ dàng.
- Có thể ngâm chân bằng nước muối trước khi đi ngủ để thư giãn, giúp quá trình lưu thông máu được thuận lợi và giúp ngủ ngon hơn.
- Đảm bảo nạp đủ các hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt không thể thiếu các loại vitamin, canxi, kali,…
- Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để tăng cường lưu thông khí huyết, cải thiện hệ thống xương khớp cũng như đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
- Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường hãy tiến hành thăm khám và điều trị ngay theo chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa biến chứng xảy ra.
Bệnh tê tay chân là bệnh có thể chữa khỏi nếu như phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của bệnh tê tay chân bạn có thể liên hệ về hotline (028) 38 495 888 bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
tôi nằm này 42 tuổi mà bị tê tay uống thuốc mà không hết ác có cất nào chưa hết nhịp Em với
Chồng em bị tê tay chân đau nhức gân ở ngón cái chân đi lại khó khăn hai bàn tay tê nhám như có cát , đi bệnh viện chuẩn doán đau dây thần kinh và viêm dây thần kinh , chèn ép rễ và đám rối tk trong thoái hoá đốt sống thiếu vitaminB , cho thuốcGABAHASAN . Vita B1, b6 ,b12 , AMI TRIPTYLIN ,uống không thấy hết xin Bác sĩ tư vấn giúp , em xin cảm ơn
Tôi bị tê tay khi ngủ dậy ,làm như mất đi cảm giác tay và yếu đi không nắm xát tay lại được vậy là do bệnh gì .thanks
Tôi bị tê tay vài ba thang nay có loai thuộc dong y nào chữa khoi .